Trong chuyến đi Mông Cỗ giữa tháng 6/2022, máy bay chúng tôi rơi vào phần nhiễu khí, có nguy cơ rơi, đã rất nhiều người hò hét lên chỉ vì sợ chết. Nhưng có nhiều người vẫn bình thản duy trì được cảm xúc tích cực, vui vẻ như chưa có chuyện gì xảy ra.
Tại sao, cùng một sự kiện, có người lại hoảng loạn, có người sẵn sàng đón nhận chúng? Cái chết là một gì đó mà trong cuộc sống không ai mong chờ. Nhưng nếu mà chúng ta không chuẩn bị tinh thần, không sẵn sàng cho nó thì có phải ta đang có luyến tiếc gì đó. Chúng ta chỉ có thể vượt qua được nỗi sợ, khi dũng cảm đối diện với nó. Vậy rào cản nào ở đâu đã ngăn cản chúng ta không muốn chết?
Thực ra để mà trả lời câu hỏi, vì sao chúng ta không muốn chết? Tóm tắt một vài ý trong video, đó là vì có một nhiệm vụ nào đó trên cuộc đời này cần chúng ta hoàn thành. Ta có thể gọi đó là sứ mệnh cuộc đời. Nói đơn giản hơn là vì chúng ta muốn có thêm thời gian hưởng thụ cuộc đời này thêm và chinh phục các mục tiêu cá nhân. Nhưng không phải vậy. Tất cả những thứ đó chỉ là phương tiện giúp ta hoàn thành bản đồ sứ mệnh.
Vậy đâu là đích đến của cuộc đời? Sau khi trả lời được câu hỏi này, tôi tin mọi người sẽ không còn lo lắng về cái chết nữa và bạn sẽ sống có ý nghĩa hơn. Bởi, nếu như chúng ta chưa chết mà đã đến được đích rồi thì chúng ta không còn phải lo gì nữa.
Nhưng làm sao để xác định đích đến của cuộc đời? Trong lập trình vận mệnh, có 3 câu hỏi sau đây để thấu hiểu chính mình và hoàn thành bản đồ sứ mệnh:
1) Khi còn trẻ, chưa phụ thuộc vào ai thì mình sẽ làm công việc gì?
2) Trong hiện tại, vào những lúc rảnh rỗi bạn thường làm gì?
3) Khi về già, bạn có rất nhiều tiền, thì bạn sẽ làm công việc yêu thích gì?
Tìm ra công việc yêu thích để hoàn thành bản đồ sứ mệnh Sau khi có trong tay bản đồ sứ mệnh thì, mọi hành động của chúng ta đều phải hướng đến tấm bản đồ này. Nó cũng giống như chuyến đi khám phá mông cổ này. Nếu như chuyến đi này giúp bạn tiến tới đích đến của bản đồ thì các bạn hãy đi. Chứ đừng đi chỉ vì thầy phạm thành long đi du lịch mông cổ nên tôi đi theo. Mọi hoạt động hằng ngày đều phải hướng đến mục tiêu cuối cùng. Phạm Thành Long đi du lịch thường xuyên bởi giá trị hướng tới là sự tự do. Sau khi hoàn thành sứ mệnh giúp đỡ cho 1 triệu người, nếu như tôi chết thì cách tìm người thừa kế và những kiến thức của tôi đều đã được lưu lại và hệ thống giá trị tôi tạo ra vẫn sẽ hoạt động trong nhiều năm tới.
Một ví dụ khác về bản đồ cuộc đời Một số người, giá trị hướng đến là sự giàu có, nhu cầu là tiền bạc, thì hành động sẽ là làm kinh doanh và mục tiêu là kiếm triệu đô. Hằng ngày anh ta sẽ liên tục hướng hàng động của mình đến việc kiếm tiền. Nó cũng giống như câu chuyện bao lâu bán được một tỷ gói mè. Nếu bạn thực sự muốn tìm cách trở thành triệu phú trong 3 năm thì tự mình trả lời hết các câu hỏi trong video tỷ gói mè này: https://www.youtube.com/watch?v=1R9bOHCyQuI
Để đạt được bất kỳ mục tiêu tài chính nào hay kinh doanh để có tiền, thì việc đầu tiên bạn phải học cách bán hàng. Trong video, tôi còn chia sẻ thêm về cách bán quà lưu niệm các bạn có thể tham khảo thêm vào phút 10:47 cách bán quà lưu niệm cho khách du lịch Một lưu ý nhỏ cho các bạn về kinh nghiệm du lịch mông cổ là hãy mua cho mình những món quà lưu niệm, bơi bạn sẽ khó có thêm cơ hội quay lại nơi đây và khi trở về phải nuối tiếc về nó. Đừng chỉ mải mê chụp hình mà bỏ quên việc trải nghiệm những văn hóa, ẩm thực, giao lưu với những người dân mông cổ, đắm chìm trong quà tặng thiên nhiên là những thảo nguyên mênh mông và đừng quên hãy dành thời gian ghé thăm Bức tượng Thành Cát Tư Hãn cưỡi ngựa.
Cảm ơn bạn đã xem hết video về chuyên Phạm Thành Long du lịch Mông Cổ cùng những học viên và những quan niệm về "cái chết" của Phạm Thành Long. Hẹn gặp lại các bạn trong những chuyến đi du lịch khác. Vì sự thành công của bạn, Phạm Thành Long
Comments (0)
To leave or reply to comments, please download free Podbean or
No Comments
To leave or reply to comments,
please download free Podbean App.