Nỗi sợ hầu hết là không có thật, nó chỉ là cảm giác mang lại bởi tâm trí của chúng ta. Người nào càng nhiều nỗi sợ, người đó càng bị lợi dụng.
Nếu bạn không muốn bị lợi dụng, đừng để nỗi sợ xâm chiếm bạn. Có vô vàn cách để vượt qua những nỗi sợ. Cách cơ bản nhất để vượt lên nỗi sợ là trở nên lớn hơn thì nỗi sợ sẽ biến mất.
Khi còn bé ta ngủ với cha mẹ mình, rồi có một ngày cha mẹ bảo ta đi ngủ một mình ở một giường khác. Và lúc đó nỗi sợ bóng tối, sợ đêm, sợ ma bắt đầu xâm chiếm chúng ta. Chúng ta lớn lên cùng những lời dọa nạt của cha mẹ và thầy cô như vậy. Nỗi sợ ngày càng lớn lên.
“Cẩn thận nhé con!” Một câu nói ta tưởng chừng như bảo vệ con mình, nhưng nó lại hủy hoại đứa trẻ. Tưởng chừng như đây là câu nói vô tình và tràn đầy yêu thương nhưng đây là câu nói phá hủy con trẻ kinh khủng nhất.
“Cẩn thận nhé con!” có nghĩa là “Đừng làm nữa” nên đừng dọa chúng như vậy. Hãy dạy chúng cách để an toàn, chứ đừng dạy chúng sợ hãi. Hãy để chúng chơi đùa chứ đừng ngăn cản chúng.
Tâm trí của chúng ta cũng vậy, chúng ta lớn lên bởi sự dọa dẫm như vậy. Ở nhà thì cha mẹ dọa, lớn hơn một chút thì anh lớn, chị lớn dọa, đến trường thì thầy cô giáo dọa, bạn lớn bắt nạt,… Những việc như vậy khiến cho nỗi sợ dần dần lớn lên trong chúng ta. Những trải nghiệm dần đến và càng ngày càng nhiều nỗi sợ hơn .
Vậy Khi đối mặt với nỗi sợ, bạn cần làm gì để vượt qua?
Bạn cần hỏi mình những câu hỏi sau:
- Điều này có làm tôi chết không?
- Điều này có vi phạm pháp luật không?
- Điều này có vi phạm đạo đức không?
- Điều này có làm tổn hại ai không?
Nếu xảy ra 1 trong 4 điều này thì ta không làm điều đó nữa. Sau khi có 4 điều trên thì ta hỏi mình 4 điều sau đây:
- Nếu tôi để nỗi sợ này tồn tại trong tôi thì tôi được lợi ích gì? (Trong quá khứ, nỗi sợ này mang lại cho tôi lợi ích gì?)
- Trong quá khứ, tôi đã phải trả giá điều gì cho nỗi sợ này?
- Nếu tôi cứ làm, bất chấp nỗi sợ này, thì tôi sẽ được gì?
- Nếu tôi cứ làm, bất chấp nỗi sợ này, thì tôi sẽ mất gì?
Nỗi sợ phải có ích trong quá khứ thì ta mới giữ nó, nếu nó không có ích, thì ta đã giải phóng nó rồi. Nếu ta giải phóng được nỗi sợ, thì ta sẽ hết rào cản. Để vượt qua được nỗi sợ bạn cần phải lớn hơn chính mình hoặc hành động bất chấp nỗi sợ hãi. Mở rộng vùng thoải mái chính là cách để bạn phát triển con người mình lên.
Nếu bạn liên tục mở rộng vùng thoải mái, bạn sẽ phát triển nhanh hơn những người khác. Không phải nơi bạn sinh ra, tốc độ phát triển mới quyết định con người bạn. Vậy nên bạn cần thường xuyên phá vỡ những rào cản trong tâm trí để thực thi những điều mới.
Hãy làm những điều bạn chưa từng làm để có được những điều bạn chưa từng có.
Comments (1)
To leave or reply to comments, please download free Podbean or
111!!!
Wednesday Nov 03, 2021
To leave or reply to comments,
please download free Podbean App.